Bão mặt trời tác động lên hiện tượng cực quang như thế nào?

Lượt xem:

Đọc bài viết

Hiện tượng cực quang là gì?

Hiện tượng cực quang hay được giới trẻ ngày nay biết đến với một cái tên Tiếng Anh quen thuộc hơn – Aurora. Nó dường như trở thành nguồn cảm hứng cho các nhiếp ảnh gia tài ba. Và có lẽ không ai trong chúng ta lại không rung động khi đứng trước sự lung linh, huyền ảo của Aurora. Thế nhưng có bao giờ chúng ta tự hỏi rằng, Aurora hình thành thế nào, hãy cùng với dự báo thời tiết mai tìm hiểu ngay sau đây nhé? 

Hiện tượng cực quang (Aurora) với đặc trưng là bầu trời với các dải ánh sáng nhiều màu thay đổi liên tục, các màu sắc chủ yếu là xanh lá, đỏ, tím, trắng. Các nhà khoa học cho rằng quá trình xảy ra hiện tượng này cũng tương tư như điều xảy ra trong bóng đèn neon nhưng với một quy mô lớn hơn. Mặt trời nằm cách Trái Đất khoảng 150 triệu km, khi những cơn bão mặt trời khổng lồ bùng nổ sẽ tạo thành các dòng hạt mang năng lượng bay trong không gian. Nếu các dòng hạt này “tấn công” vào bầu khí quyển của Trái Đất thì hiện tượng cực quang sẽ xảy ra. Các electron có trong nguyên tử trong tầng khí quyền sẽ di chuyển lên mức quỹ đạo mang năng lượng cao hơn, cách xa hạt nhân nguyên tử. Đến khi electron di chuyển về lại quỹ đạo có mức năng lượng thấp nó sẽ giải phóng ra hạt ánh sáng hay còn gọi là photon. 

Cực quang thường xuất hiện theo hình vòng cung hoặc xoắn ốc, theo sau nó chính là các dòng từ trường Trái Đất. Giới nghiên cứu cho rằng, sự thay đổi màu sắc huyền ảo của cực quang là do các chất khí khác nhau trong khí quyển tạo thành. Ví dụ như oxy sẽ tạo thành màu xanh lá, nitơ tạo ra màu đỏ hoặc xanh dương. Và không chỉ có Trái Đất, hiện tượng cực quang cũng xảy ra ở các hành tinh khác trong hệ mặt trời như sao Thổ, sao Mộc, sao Thiên Vương. Các cực quang này cũng được sinh ra bởi sự tương tác của gió mặt trời và từ trường của các hành tinh đó. 

Bão mặt trời ảnh hưởng như thế nào hiện tượng cực quang 

Theo những sự quan sát các nhà nghiên cứu đưa ra những dự đoán khi một cơn bão mặt trời đổ bộ vào Trái Đất có khả năng gây ra hiện tượng cực quang nhảy múa trên bầu trời ở nơi vĩ độ thấp hơn so với bình thường. Những cơn gió mặt trời được hình thành từ một lượng lớn các hạt tích điện và plasma phóng ra trong không gian có thể gây ra những trục trặc gián đoạn vệ tinh và những biến động lưới điện tại các vĩ độ cao. 

Nhìn chung, những cơn bão mặt trời càng mạnh thì cực quang thu được tại những nơi vĩ độ thấp càng được quan sát rộng hơn. Lịch sử của Trái Đất cũng đã ghi nhận một cơn bão mặt trời lớn diễn ra vào năm 1859 với tên gọi là Carrington, hậu quả mà nó để lại cũng phải khiến con người ta không ngờ đến, Nó tấn công bầu khí quyển của Trái Đất và khiến các dây điện báo bốc cháy. Hay là một cơn bão khác vào năm 1989 đã khiến cho tỉnh Quebec của Canada phải mất điện và chìm trong bóng tối suốt 9 tiếng đồng hồ. Theo dự đoán của NASA thì hoạt động của mặt trời sẽ tăng dần cho đến tháng 7/2025, và dần chậm lại.